Chia sẻ một vài kinh nghiệm cho những ai mới định cư tại Mỹ

 

Bên cạnh việc xin Visa, nhập cảnh Mỹ thì việc hòa nhập được cuộc sống mới khi định cư Mỹ là một khâu quan trọng trong quá trình định cư Mỹ. Để dễ dàng hòa nhập với cuộc sống mới tại một đất nước xa lạ, bạn bắt buộc phải tìm hiểu về các chính sách và văn hóa, con người của đất nước này để có thể hòa nhập như khi bạn sinh sống tại Việt Nam. Bài viết sau sẽ “mách nhỏ” cho bạn những lưu ý cơ bản để có thể thoải mái và dễ dàng thích nghi với cuộc sống trong những đầu định cư Mỹ.

 

kinh nghiệm khi mới định cư tại Mỹ

Học ngoại ngữ:

Khi định cư tại Mỹ, có lẽ điều khó khăn và cần gấp nhất chính là cải thiện tiếng Anh. Đây là điều mà bạn nên chuẩn bị kỹ ngay từ lúc làm hồ sơ định cư Mỹ rồi. Và khi qua Mỹ định cư, bạn cũng nên bắt đầu tìm hiểu về con người và hệ thống chính quyền tại nơi sinh sống để tránh việc bị bỡ ngỡ, lạ lẫm. 

Đầu tiên, những trở ngại về ngôn ngữ sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng khi giao tiếp với những người xung quanh. Thứ hai, bạn nên cố gắng phá bỏ những rào cản về tâm lý, bớt e ngại đi và hoạt bát hơn trong quá trình giao tiếp để mau chóng hòa nhập với cuộc sống mới. Và cuối cùng, hiện nay ở Mỹ cũng có rất nhiều người nhập cư đến từ các quốc gia khác nhau nên ngôn ngữ giao tiếp cũng rất phong phú, đa dạng. Bạn rất nên trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình thật nhuần nhuyễn để không còn cảm thấy khó khăn khi làm quen với cuộc sống mới của mình tại đất nướ Mỹ.

Giá cả hàng hóa và các chi phí sinh hoạt hàng ngày:

Một trong những câu hỏi đối với mỗi gia đình khi định cư là cần phải xác định một cách tương đối chính xác các chi phí cuộc sống hàng tháng phải trang trải cho gia đình mình. Người định cư có thể tìm hiểu trước khi sang định cư bằng cách lên kế hoạch tài chính, liệt kê các khoản chi tiêu thường xuyên của gia đình. Giá cả các hàng hóa, nhu yếu phẩm cơ bản thường có trên các trang web bán hàng của các siêu thị, các cửa hàng. Có một kế hoạch tài chính rõ ràng sẽ tránh bị động và bị bất ngờ về tài chính khi mới định cư. Khi đi mua hàng lưu ý cần giữ lại hóa đơn mua hàng, vì nếu sau khi mua hàng trong một thời gian nhất định có thể trả lại người bán mà không phải phải đưa ra bất cứ lý do nào (điều này quy định cụ thể trong luật bảo vệ người tiêu dùng).

Nền văn hóa tự do của Mỹ:

Sự khác biệt trong nền văn hóa của các nước Á Đông và các nước khu vực châu Mỹ là điều rất rõ rệt mà hầu như ai cũng có thể nhận ra. Đây cũng là một khó khăn lớn đối với những người mới định cư tại đất nước Mỹ, hầu hết mọi người đều mất một thời gian dài để làm quen và thích nghi với nền văn hóa mới này. Ở các nước phương tây nói chung và Mỹ nói riêng, nền văn hóa luôn có một sự phóng khoáng rất đặc trưng, hoàn toàn tự do và không bị gò bó trong nhiều vấn đề, trong khi ở các nước Phương Đông thì hoàn toàn ngược lại. Vấn đề này khiến người mới định cư Mỹ cần phải tự mình tìm hiểu về lối sống và văn hóa Tây Phương một cách kỹ càng hơn để nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới.

Xem thêm:

Kinh nghiệm cho những người mới định cư tại Mỹ

Quan tâm hàng đầu những thiết yếu khi định cư Mỹ:

Để bắt đầu cuộc sống ở nơi hoàn toàn mới, việc cần thiết đầu tiên chính là những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày của cả gia đình như: Quy định tại nơi ở, giá cả ra sao, đóng tiền điện – nước như thế nào, khi có thắc mắc phải hỏi ai… Cách đơn giản nhất để giải quyết những vấn đề này là bạn cần sự hỗ trợ từ những người, đơn vị tư vấn đã có kinh nghiệm sống nhiều năm tại Mỹ. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích và phù hợp nhất.

Làm quen với hệ thống giao thông hiện đại:

Mỹ là một trong những quốc gia có hệ thống giao thông hiện đại nhất thế giới. Điều này đôi khi cũng là khó khăn đối với những người mới định cư Mỹ. Khi vừa đặt chân đến Mỹ, bạn bắt buộc phải làm quen ngay với hệ thống giao thông để dễ dàng cho việc đi lại.

Hệ thống giao thông Mỹ gồm xe bus, tàu điện ngầm, taxi, xe đạp, ôtô. Bạn có thể dễ dàng làm quen với các phương tiện giao thông công cộng, nhưng về lâu dài nên học bằng lái ôtô. Đây là cách thuận tiện nhất để giúp bạn đi lại. Học bằng lái xe ở Mỹ cũng không phải là chuyện đơn giản nếu bạn không có người hướng dẫn và chỉ đường.

Khi đã đủ điều kiện nên xin nhập tịch:

Nếu bạn đã có thẻ thường trú nhân Mỹ và hội đủ điều kiện xin quốc tịch Hoa Kỳ thì nên tiến hành việc này càng sớm càng tốt. Điều này không chỉ bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị trục xuất mà còn giúp bảo đảm tình trạng pháp lý cho các thành viên gia đình. Hầu hết mọi người phải chờ 5 năm sau khi nhận được thẻ xanh mới nộp đơn xin quốc tịch, nhưng một vài trường hợp có thể nộp sớm hơn. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang web của Sở Di trú Hoa Kỳ tại địa chỉ www.uscis.gov hoặc tìm đọc cuốn Trở thành công dân Hoa Kỳ: Hướng dẫn luật, thi cử và phỏng vấn của tác giả Ilona Bray.

Tìm hiểu hệ thống y tế và phúc lợi xã hội khi định cư Mỹ:

Mỹ nổi tiếng về một hệ thống y tế hoàn thiện và những phúc lợi xã hội tốt dành cho công dân tại đất nước này. Tuy nhiên, không phải ai cũng am hiểu tất cả quy định và quyền lợi dành cho những người mới định cư. Vì vậy, bạn cần có người hỗ trợ để làm giấy tờ, hợp thức hoá các quy định cần thiết để hưởng quyền lợi như một công dân Mỹ. Những phúc lợi mà bạn được hưởng rất quan trọng cho gia đình và con cái trong thời gian đầu định cư cuộc sống mới.

Định cư Mỹ sẽ là thiên đường nếu gia đình bạn có người đồng hành và hỗ trợ trong những ngày đầu đặt chân đến nước Mỹ. Để chắc chắn cho tương lai ổn định và đi đúng hướng, một đơn vị hỗ trợ là điều rất cần thiết cho bạn và gia đình.

Báo ngay cho Sở Di trú Mỹ (USCIS) về việc thay đổi địa chỉ:

Nếu bạn lưu trú nhiều hơn 30 ngày ở Mỹ và đã tiến hành chuyển chỗ ở thì phải thông báo địa chỉ mới cho Sở Di trú trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm chuyển nhà. Bạn và từng thành viên trong gia đình phải gửi thông báo độc lập bằng đường bưu điện theo mẫu AR-11 (có sẵn trên trang web của USCIS) hoặc tốt hơn là nên sử dụng dịch vụ thay đổi địa chỉ trực tuyến của USCIS. Ngoài ra, hãy gửi thông báo bằng văn bản đến tất cả các văn phòng của USCIS chịu trách nhiệm xử lý hồ sơ của bạn để đảm bảo các nhân viên thụ lý hồ sơ luôn nắm được thông tin của bạn.

 

Tìm hiểu thêm:

Chia sẻ

CÔNG TY THÀNH VIÊN
© CRGROUP.VN ALL RIGHTS RESERVED