Với điều kiện sống phát triển, Hà Lan luôn là điểm đến hấp dẫn của nhiều người daan nhập cư trên khắp thế giới. Đầu tư định cư tại Hà Lan là một trong những sự lựa chọn khá phổ biến hiện nay. Trong bài viết dưới đây Cr- Export sẽ nêu ra những lưu ý nếu muốn định cư lâu dài tại Hà Lan. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây:
Vì sao nên đầu tư định cư Hà Lan?
So với các chương trình đầu tư định cư trên thế giới thì đầu tư định cư Hà Lan được đánh giá cao nhờ vào những ưu điểm sau:
- Hà Lan là một trong những quốc gia có mức thuế doanh nghiệp thấp nhất ở châu Âu (chỉ 20%).
- Nếu hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia thành viên EU thì VAT chỉ 0%
- Hà Lan là thành viên chính của EU, có thể di chuyển tự do đi các nước trong khu vực
- Cơ sở hạ tầng công nghệ cao, phát triển hiện đại
- Sở hữu nhiều ngân hàng top đầu thế giới (ngân hàng ING, ABN Amro, Rabobank)
- Môi trường kinh doanh quốc tế mở rộng xuất sắc
- 93% dân số nói tiếng Anh
- Là quốc gia trung tâm hậu cần của EU cũng như là cửa ngõ vào châu Âu
- Nhân viên có trình độ cao, nhiều lao động quốc tế
- Khả năng nhập cư kinh doanh
- Có thể thành lập một doanh nghiệp từ xa
Xem thêm:
- Lý do nên chọn Hà Lan để đi XKLĐ
- Điều kiện hồ sơ và quy trình XKLĐ Hà Lan
- Tìm hiểu thông tin làm việc tại Hà Lan
Những lưu ý quan trọng cần nhớ khi muốn định cư đầu tư Hà Lan
-
Giấy phép cư trú của Hà Lan
Năm 2015, Chính phủ Hà Lan đã khởi động chương trình mới cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chương trình này được gọi là The Startup Visa (Visa Khởi Nghiệp), qua đó nhà đầu tư có thể có được 12 tháng định cư tại Hà Lan với một dự án khởi nghiệp kinh doanh.
-
Chọn cấu trúc pháp lý
Sau khi hoàn thành thủ tục xin thị thực, nhà đầu tư cần tìm ra cơ cấu chính xác sẽ tổ chức kinh doanh. Có hai loại cấu trúc pháp lý đối với vấn đề này: thứ nhất là những người không cần phải đăng ký với Đăng ký Thương mại, thứ hai là những người cần đăng ký.
-
Đăng ký công ty
Trong vài năm gần đây, quá trình đăng ký với Phòng Thương mại Hà Lan đã được đơn giản hóa. Khi hoàn thành tài liệu, công ty mới sẽ được cấp số đăng ký. Đây là duy nhất và sẽ được sử dụng để cung cấp hóa đơn.
Nếu đăng ký trực tuyến, việc xử lý có thể chỉ mất vài giờ để cấp mã số Đăng ký doanh nghiệp, còn nếu thực hiện trực tiếp thông qua hồ sơ giấy, quá trình kéo dài khoảng một tuần để xử lý.
Trong quá trình đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với cá hành vi pháp lý của doanh nghiệp trong các quan hệ với các đối tác khác trước khi: (a) Đăng ký chính thức có hiệu lực (được cấp mã số Đăng ký doanh nghiệp) và (b) Số vốn đăng ký tối thiểu theo quy định đã được góp đủ.
Các doanh nghiệp sử dụng trên 50 lao động phải thành lập một Công đoàn lao động hợp pháp. Đại diện Công đoàn có quyền tham gia vào các cuộc thảo luận và đưa ra lời khuyên về các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp.
Việc đăng Công bố thành lập doanh nghiệp trên Công báo Hà Lan (Staatscourant) cho lần đăng ký đầu tiên và các đăng ký thay đổi tiếp theo là yêu cầu bắt buộc và sẽ được thực hiện bởi Phòng Thương mại địa phương.
-
Đăng ký thuế
Sau khi hoàn thành việc đăng ký của công ty, tốt nhất là chủ sở hữu doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế ở nước Hà Lan. Số thuế và số VAT cũng sẽ do công ty phát hành. Điều này sẽ cho phép nộp hồ sơ hoàn thuế GTGT của công ty.
Doanh nghiệp tải các mẫu đơn đăng ký từ trang web của cơ quan thuế và an sinh xã hội và điền đầy đủ các thông tin. Các đơn đăng ký thuế có thể được nộp trong cùng một ngày cho cơ quan thuế xử lý và cấp số đăng ký thuế. Đối với thuế thu nhập, một doanh nghiệp phải điền vào một mẫu phiếu riêng.
-
Cấp phép kinh doanh
Bước cuối cùng để khởi nghiệp kinh doanh tại Hà Lan là nhà đầu tư cần xin cấp giấy phép kinh doanh. Sau khi được cấp giấy phép, nhà đầu tư có thể bắt đầu việc kinh doanh và định cư tại Hà Lan.
Tìm hiểu thêm: