Thông tin các loại visa của Ba Lan

 

Nhắc đến visa đi Châu Âu mọi người thường nghĩ ngay đến visa Schengen – một trong những visa quyền lực nhất thế giới. Nhưng không phải quốc gia Châu Âu nào cũng thuộc khối Schengen. Vậy Ba Lan có thuộc khối Schengen? Visa Ba Lan có bao nhiêu loại?

 

Thông tin về visa Ba Lan

1. Thông tin tổng quan về visa Ba Lan:

Trước khi tìm hiểu về thủ tục xin visa Ba Lan, CR-Group sẽ cùng bạn điểm qua thông tin chung về loại visa này. Theo đó, Ba Lan không chỉ là thành viên của khối Châu Âu mà còn là một trong các quốc gia đã ký hiệp ước Schengen. Hiệp ước này giúp loại bỏ nhiều rào cản trong việc di chuyển giữa các nước thành viên.

Tính đến năm 2019, Hiệp ước Schengen đã có 26 quốc gia thành viên, bao gồm cả các quốc gia trong khối Liên minh Châu Âu EU và các nước nằm ngoài khối này. Cụ thể, đó là Áo, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Estonia, Hà Lan, Hy Lạp, Hungary, Latvia, Liechtenstein, Litva, Luxembourg, Malta, Na Uy, Iceland, Phần Lan, Pháp, Ý, Slovakia, Slovenia, Séc, Tây Ban Nha,Thụy Điển và Thụy Sĩ.

Như vậy, visa Ba Lan ngắn hạn (lưu trú dưới 90 ngày) cũng là visa Schengen. Khi xin được visa ngắn hạn, bạn sẽ được phép nhập cảnh, lưu trú ở cả Ba Lan và các quốc gia khác trong khối này. Để xin visa ngắn hạn, bạn phải chuẩn bị hồ sơ xin visa theo hướng dẫn và nộp hồ sơ đó đến cho cơ quan lãnh sự Ba Lan. Nếu thấy bạn đủ điều kiện nhập cảnh, nhân viên cơ quan lãnh sự Ba Lan sẽ cấp visa cho bạn.

Ngoài các visa ngắn hạn, Ba Lan còn xét cấp 1 loại visa dài hạn hay còn gọi là thị thực quốc gia. Visa này có gia trị sử dụng lên đến 1 năm, có thể kéo dài thời gian lưu trú tùy theo mục đích xin visa của bạn.

2. Các loại visa Ba Lan:

Ba Lan là thành viên của khối Schengen nên cách phân loại visa đi Ba Lan tương tự như cách phân loại visa của một số quốc gia khác trong khối này. Cụ thể:

–  Nếu phần loại theo thời gian lưu trú thì visa Ba Lan bao gồm:

  • Visa quá cảnh sân bay loại A;
  • Visa ngắn hạn loại C;
  • Visa Ba Lan dài hạn loại D.

– Nếu phân loại theo mục đích chuyến đi thì thị thực Ba Lan bao gồm:

  • Visa du lịch Ba Lan;
  • Visa du học Ba Lan;
  • Visa công tác;
  • Visa thăm thân;
  • Visa lao động;
  • Visa quá cảnh;
  • Visa kết hôn;
  • Visa đoàn tụ gia đình;
  • Visa định cư.

Mỗi loại visa Ba Lan lại có yêu cầu riêng, được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Việc người xin visa cần làm là chọn loại visa phù hợp với mục đích, với nhu cầu sử dụng của bản thân.

Trong bài viết này Cr-Group sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ về các loại visa phân loại theo thời gian lưu trú. Cụ thể:

2.1 Visa quá cảnh sân bay loại A:

Loại visa đầu tiên mà bạn cần biết là visa quá cảnh sân bay. Nếu bạn có nhu cầu quá cảnh ở một sân bay quốc tế của Ba Lan hoặc các quốc gia khác trong khối Schengen thì nên xin visa này.

Visa cho phép bạn lưu trú trong khu vực quốc tế của sân bay để chờ đến chuyến bay tiếp theo. So với các loại visa khác thì thủ tục và hồ sơ xin visa quá cảnh sân bay khá đơn giản, tỷ lệ đậu cũng cao hơn.

Xem thêm:

 

Visa quá hạn tại sân bay loại A của Ba Lan

2.2 Visa Ba Lan ngắn hạn loại C:

Loại visa Ba Lan thứ hai mà bạn cần biết là visa ngắn hạn loại C. Đây cũng là loại visa Schengen phổ biến mà nhiều người Việt đang có nhu cầu xin. Khi xin được visa loại C, bạn có thể đến, lưu trú ở Ba Lan và các quốc gia khác trong khối Schengen trong tối đa 90 ngày. Hết 90 ngày bạn buộc phải xuất cảnh theo đúng quy định. Nếu là visa nhập cảnh nhiều lần thì mỗi 180 ngày bạn được phép lưu trú 90 ngày ở nước Ba Lan và các quốc gia trong khối Schengen.

2.3 Visa Ba Lan dài hạn loại D (còn được gọi là thị thực quốc gia):

Bạn cần xin thị thực quốc gia nếu muốn lưu trú tại Ba Lan trong khoảng thời gian trên 90 ngày. Tuy nhiên, thời gian hiệu lực của thị thực này sẽ không vượt quá 1 năm. Nếu bạn cần dùng visa trong khoảng thời gian nhiều hơn thời gian 1 năm thì phải chuẩn bị hồ sơ xin gia hạn thị thực theo quy định. Hiện thủ tục gia hạn visa Ba Lan khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ và tuân thủ quy định do cơ quan lãnh sự nước này đề ra là được.

Ngoài ra, theo cơ quan lãnh sự Ba Lan, người muốn lưu trú ở nước này trong thời gian dài cần xin giấy phép cư trú tạm thời (Temporary Residence Permit).

3. Phí làm visa Ba Lan:

Hiện lệ phí xin visa Ba Lan là 1,680,000 VNĐ. Bạn có thể đóng lệ phí xin visa ngay tại Đại sứ quán Ba Lan ở Hà Nội (lúc nộp hồ sơ xin visa). Đóng lệ phí xong, nhân viên Đại sứ quán sẽ cấp cho bạn một hóa đơn với thông tin về ngày hẹn nhận kết quả xin visa. Thông thường, ngày hẹn nhận kết quả xin visa là sau 2 – 3 tuần kể từ ngày nộp hồ sơ.
Do nộp trực tiếp tại Đại sứ quán, không qua văn phòng của VFS Global như nhiều loại visa khác nên bạn sẽ không mất phí dịch vụ cho VFS Global. Trường hợp dùng dịch vụ hỗ trợ xin visa thì bạn sẽ phải trả một khoản phí dịch vụ. Mức phí dịch vụ chính xác phụ thuộc vào đơn vị hỗ trợ xin visa cho bạn.

CR-Group luôn công khai chi phí dịch vụ làm visa của công ty, trong đó có dịch vụ xin visa Ba Lan. Trước khi chính thức ký hợp đồng sử dụng dịch vụ, nhân viên của CR-Group sẽ thông báo rõ mức chi phí mà bạn cần chi trả. Cũng như các chi phí có thể phát sinh trong quá trình dùng dịch vụ để quyền lợi của khách hàng luôn được đảm bảo.

Trên đây là một số thông tin quan trọng về visa Ba Lan. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn!

 

Xem thêm:

Chia sẻ

© CRGROUP.VN ALL RIGHTS RESERVED