Lao động Ba Lan mang đến cho bạn cơ hội cao để có thể tìm việc làm và xin định cư tại đây. Sau khi xin được định cư hay là giấy phép cư trú lâu dài trong Liên minh Châu Âu, bạn được nhận thẻ cư trú. Thẻ này cho phép bạn đi qua lại biên giới Ba Lan nhiều lần, đồng thời cũng cho bạn du lịch một cách tự do trong khuôn khổ các quốc gia Châu Âu thuộc Khối Schengen trong khoảng thời gian dưới 90 ngày trong vòng chu kỳ mỗi 180 ngày. Vậy định cư lâu dài tại Ba Lan cần những điều kiện gì?
Định cư tại Ba Lan cần có giấy phép gì?
Hiện nay, Ba Lan có hai loại giấy phép cư trú vô thời hạn dành cho người nước ngoài muốn sinh sống lâu dài tại đây, gồm:
- Giấy phép định cư (thẻ 10 năm),
- Giấy phép cư trú lâu dài tại các nước trong Liên minh Châu Âu (thẻ 5 năm).
Người nước ngoài thường chỉ có thể nộp đơn xin cấp các loại giấy phép này trong trường hợp đã sinh sống ở Ba Lan vài năm liên tục. Khoảng thời gian cư trú phụ thuộc vào tình trạng pháp lý hiện tại của người nộp đơn xin. Đơn xin cư trú vô thời hạn ở Ba Lan nộp tại Ủy ban Tỉnh, nơi có thẩm quyền địa lý tùy theo nơi sinh sống của người nước ngoài ở Ba Lan. Điều kiện cần có để đơn được xem xét là cần phải lấy dấu vân tay của người nước ngoài. Không thể nộp đơn ở ngoài biên giới Ba Lan.
Không có quyền nộp đơn xin cấp giấy phép cư trú lâu dài trong Liên minh Châu Âu, khi bạn đang ở Ba Lan:
- Học đại học hoặc là với mục đích đào tạo nghề hay là học tập;
- Dựa trên cơ sở tị nạn chính trị, bảo hộ tạm thời, cư trú nhân đạo hay là cho cư trú vì những lý do nhân đạo;
- Đang chờ đợi quyết định về việc xin cấp quy chế tị nạn hay là tị nạn chính trị;
- Dựa trên cơ sở giấy phép cho qua biên giới trong khuôn khổ trao đổi qua lại biên giới trong vùng.
Xem thêm:
- Cách để không bị thu giấy phép định cư lâu dài tại Ba Lan
- Xin thường trú Ba Lan có thủ tục và lệ phí như thế nào?
- Những ai có thể được cấp thẻ thường trú PR của Ba Lan
Muốn định cư lâu dài tại Ba Lan cần đảm bảo những điều kiện gì?
Để định cư lâu dài tại Ba Lan, bạn cần có giấy phép cư trú lâu dài trong Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên để xin được giấy phép này ở hầu hết các quốc gia thuộc châu Âu đặc biệt là khu vực Trung Đông không hề dễ dàng, tuy nhiên, Ba Lan lại đang là đất nước hiếm hoi có chính sách mở, khuyến khích người quốc tế đến làm việc, sống và định cư. Để có được loại cư trú này, cần phải có đủ đồng thời cả 5 điều kiện:
- Trước thời điểm nộp đơn xin giấy phép định cư đã có ít nhất 5 năm sinh sống liên tục ở Ba Lan,
- Có nguồn thu nhập ổn định và đều đặn, đủ cho mọi chi phí sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình, cho người đang xin định cư và những người mà người đó phải nuôi.
- Có bảo hiểm y tế (loại bảo hiểm y tế đại chúng) hoặc có giấy khẳng định của công ty bảo hiểm xác nhận rằng bảo hiểm này sẽ trả chi phí cho phí chữa bệnh trong lãnh thổ Ba Lan,
- Có nơi ở cụ thể, nơi ở phải có hợp đồng pháp lý cho phép bạn sử dụng căn hộ đang sinh sống.
- Tại thời điểm nộp đơn xin giấy phép định cư bạn phải đang sống hợp pháp ở Ba Lan. Những người đang thuộc diện sau sẽ không có tư cách hợp pháp để nộp đơn xin giấy phép định cư: Người nước ngoài đang ngồi trong trại giam, trong nhà tù, trong trại có canh gác hay là chưa hết khoảng thời gian tự nguyện hồi hương có xác định trong quyết định buộc phải hồi hương,…; Bạn cũng không có quyền nộp đơn xin cấp giấy phép cư trú vô thời hạn, khi đang sống ở nước Ba Lan với visa được cấp theo lý do nhân đạo hay là vì lợi ích quốc gia hoặc là dựa trên cơ sở giấy phép tạm cư, được cấp vì thuộc diện cần phải có cư trú ngắn hạn.
Nộp hồ sơ xin giấy phép định cư ở đâu?
Tổng thống nước Cộng hòa Ba Lan là người cấp quốc tịch Ba Lan cho người nước ngoài muốn xin ở lâu dài tại đây. Đơn xin quốc tịch Ba Lan của bạn phải gửi lên Tổng Thống thông qua Tỉnh trưởng, nơi cư trú của bạn tại Ba Lan. Lưu ý, các giấy tờ đi kèm phải được dịch sang tiếng Ba Lan và có đính kèm bản dịch giấy tuyên thệ.
Thêm một lưu ý cho các bạn, thời gian xét duyệt hồ sơ xin giấy phép định cư của bạn không có thời hạn nhất định. Mặt khác, nếu hồ sơ của bạn bị từ chối bạn sẽ không thể làm kháng cáo hay bổ sung thêm giải thích lí do cho hồ sơ của mình. Do vậy, khi nộp hồ sơ xin giấy phép định cư bạn nên chuẩn bị hồ sơ thật tốt, thật kỹ, ghi rõ mục đích, mục tiêu của bản thân và tránh những sai lầm không đang có.
Xem thêm: