Nhật Bản quốc gia cường quốc với sự phát triển đứng thứ 2 thế giới chỉ sau nước Mỹ, cả về công nghệ lẫn văn hóa đời sống. Trong khi dân số già và tài nguyên khan hiếm. Vậy tại sao nền kinh tế Nhật lại vững mạnh như vậy? Để hiểu rõ điều này hãy cùng chúng tôi phân tích rõ hơn về tính đặc điểm tính cách và đất nước của con người Nhật Bản.
Đất nước Nhật:
- Nhật Bản trải dài từ phía bắc bờ biển Okhotsk đến phía nam biển đông Trung Quốc. Có diện tích là 377.834 km2 với 1268 triệu dân, thủ là thành phố Tokyo. Là một quốc gia có dân số đứng thứ 10 trên thế giới. Người dân ở đây chủ yếu là theo Phật giáo;
- Thuộc vùng ôn đới nên 4 mùa ở đây rõ rệt. Là một trong 10 quốc gia có thiên nhiên đẹp nhất thế giới. Vào mùa xuân hoa Sakura nở rầm rộ đẹp đến ngây ngất lòng người, mùa thu là một bức tranh chuyển sắc nhờ sự đổi màu của lá Momiji, thiên nhiên tươi đẹp vào mùa đông;
- Nhật có các hòn đảo lớn: Honshu, hokkaido kyushu shikoku okinawa. Hầu như các đảo ở Nhật có nhiều núi và núi lửa. Địa hình ở Nhật làm cho người dân nơi đây có chút khó khăn vì quốc gia này chỉ trồng được những cây như lúa gạo. Nên lương thực chủ yếu là nhập từ nước ngoài về;
- Nhật có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Phải nhập khẩu các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì ,bạc hay các tài nguyên khác như dầu mỏ, than. Tuy tài nguyên khan hiếm nhưng Nhật lại đứng đầu thế giới về khoa học và công nghệ, tổng sản phẩm nội địa đứng thứ 2, về lĩnh vực quốc phòng Nhật đứng ở vị trí thứ 5, xếp vị trí thứ 4 về xuất khẩu, nhập khẩu ở vị trí thứ 6 trên thế giới. Đứng thứ 3 trong việc phát minh và chế tạo điện tử, máy móc, ô tô…..
Xem thêm:
- Visa du lịch Nhật Bản
- Điểm đến du lịch nổi tiếng tại Nhật Bản
- Những điều chuẩn bị trước khi du lịch Nhật Bản
Con người Nhật Bản:
-
Cầu tiến và rất nhạy cảm với những thay đổi trên thế giới.
Họ không ngừng theo dõi và quan xác những tình hình biến đổi của thế giới, đánh giá và cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với đất nước họ. Khi xác định được trào lưu họ nghiên cứu và học hỏi để bắt kịp trào lưu đó.
-
Coi trọng học vấn:
Chìa khóa làm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định về mặt chính trị ở Nhật là nền giáo dục của sứ sở hoa anh đào. Luôn có hệ thống đào tạo có hiệu quả cao để hiện đại hóa đất nước Nhật Bản ngày đánh giá chủ yếu là dựa vào học vấn chứ không phải địa vị gia đình, xã hội hay thu nhập.
-
Ham muốn phát triển nhân cách:
Học tập không phải để thỏa mãn nhu cầu tức thời, người Nhật họ tin rằng giáo dục phải là sự cố gắng suốt đời. Phần lớn người Nhật luôn muốn hoàn thiện bản thân và học hỏi là cách tốt nhất để đạt mục đích họ đề ra.
-
Làm việc tập thể:
Người Nhật trong khi làm việc thường gạt cái tôi lại đề cao cái chung, tìm sự hài hòa giữa mình và các thành viên khác trong tập thể. Nhật thường ít cãi cọ hay dùng những từ có thể làm mất lòng người khác trong các buổi họp hay các buổi làm việc tập thể. Với họ thành công hay thất bại là chuyện chung của cả nhóm của 1 tập thể dù kết quả có như thế nào.
-
Tiết kiệm và chăm chỉ làm việc :
Người Nhật trong chi tiêu luôn có sự chừng mực và cần cù siêng năng trong lao động. Từ một nước bị tàn phá sau chiến tranh họ trở thành một cường quốc về kinh tế. Vì vậy họ đã tạo nên tính tiết kiệm.
Bên cạnh những tính cách trên, người Nhật còn có một số tính cách khác:
+ Làm việc theo đúng mục tiêu đã định, luôn có kế hoặc cụ thể và chi tiết;
+ Tôn trọng cấp bậc và địa vị;
+ Có tinh thần trách nhiệm cao;
+ Tinh tế, khiêm nhường;
+ Rất trọng chữ tín và phát triển mối làm ăn lâu dài trong kinh doanh người Nhật;
+ Luôn sòng phẳng không muốn nợ ai trong tất cả các mối quan hệ;
+ Tuân thủ nghiêm chỉnh thực hiện đúng nội quy định tại nơi họ làm việc;
+ Ý thức được việc gì họ phải làm Biết rõ trách nhiệm và phạm vi công việc;
+ Trước khi muốn làm gì người Nhật sẽ xin lỗi trước vì họ sợ làm phiền đến người khác.
Từ những tính cách truyền thống của người Nhật đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển hiện đại hóa của Nhật Bản.
Xem thêm:
- 10 điều lưu ý khi du lịch tại Nhật Bản
- Visa du lịch các nước Châu Á
- Visa du lịch các nước Châu Âu