Hà Lan được biết đến là quốc gia của các loài hoa cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ người Việt sinh sống tại đây khá nhiều. Nằm tại khu vực Tây Bắc Châu Âu và là một trong những quốc gia đề cao tính tự do tự chủ nhật, luật pháp Hà Lan cũng đề cao các quyền lợi của công dân khi sinh sống tại đây. Chính vì điều này, nhiều người đã không ngần ngại chọn Hà Lan làm điểm đến trong mơ để xây dựng một cuộc sống định cư mới tại đây. Xin định cư Châu Âu ở Hà Lan có khó khăn không và điều kiện định cư của quốc gia này là gì?
1. Trải nghiệm định cư ở Hà Lan
Y tế & sức khỏe:
Hà Lan là một trong số ít các nước phương Tây vẫn chọn phương pháp sinh con tại nhà có gần 20% số ca sinh nở tại Hà Lan được thực hiện tại nhà. Ở Mỹ, Anh, Pháp và Đức chỉ vào khoảng 2%. Trừ khi có vấn đề đặc biệt về thai thì mới phải gặp các bác sỹ. Cũng không được đặt chỗ trước trong bệnh viện khi bạn sắp sinh. Bởi vì nó còn phụ thuộc vào việc bệnh viện đó đang trong tình trạng như thế nào vào ngày hôm đó. Thông thường trước khi sinh bạn sẽ có danh sách các bệnh viện mà mình muốn sinh. Và nữ hộ sinh sẽ giúp bạn điện thoại để hỏi về việc sinh nở tại đây;
Việc sinh nở ở Hà Lan được khuyến khích không dùng phương pháp gây tê ngoài màng cứng.
Bạn sẽ được ra viện ngay sau khi có thể đi tiểu và tự tắm gội. Tại bệnh viện sẽ cử một kraamzorg người chuyên chăm sóc sau sinh điện thoại đến nhà bạn để hỏi han 8 ngày sau sinh. Mỗi ngày ít nhất khoảng 3 tiếng để chăm sóc bạn và cung cấp các kỹ năng cần thiết trong việc chăm sóc bé sơ sinh.
Chính sách phúc lợi xã hội:
Thời gian nghỉ thai sản tại Hà Lan là 16 tuần được hưởng 100% lương. Ngoài ra các cặp vợ chồng cũng có thể lựa chọn nghỉ thêm không lương để chăm sóc con cho tới khi bé 8 tuổi. Và cả bố và mẹ đều được hưởng chế độ thai sản này;
Đa số trẻ em ở đây sẽ bắt đầu đi nhà trẻ. (Nhà trẻ do Chính phủ trợ cấp) khi được khoảng ba tháng tuổi và thời điểm mà mẹ vừa kết thúc thời gian thai sản;
Hà Lan là nơi có nhiều công việc bán thời gian. Đặc biệt là những công việc bán thời gian dành cho phụ nữ vì vậy trẻ con ở đây chỉ gửi ở trong nhà trẻ khoảng hơn 2 ngày/tuần. Một số gia đình cũng thuê người giúp việc, một số thì cũng có ông bà đỡ đần;
Hàng năm vào lễ hội nhà vua (King’s Day) được tổ chức vào tháng tư. Sẽ có những khu chợ hoặc siêu thị nhỏ dành cho trẻ con. Nơi chúng có thể cùng đến với bố mẹ để mua hoặc bán đồ chơi cũ đã được sử dụng. Trước khi có con tôi đã nghĩ điều đó thật dễ thương và giờ khi đã có con tôi thấy những khu chợ này thật tuyệt vời.
Xem thêm:
2. Hình thức xin visa định cư Hà Lan:
Để được Chính phủ Hà Lan cho phép định cư, thường trú lâu dài tại đây. Công dân từ nước khác phải thực hiện một kỳ thi đặc biệt để kiểm tra về sự hiểu biết của đương đơn xin visa định cư tại Hà Lan. Ở các khía cạnh văn hóa, ngôn ngữ, kinh tế, lịch sử… Tuy có hệ thống luật pháp khá thoáng. Song chính sách nhập cư tại quốc gia này lại không hề dễ dàng;
Chính phủ Hà Lan vẫn luôn có chính sách chào đón những cá nhân là công dân tốt. Lý lịch trong sạch, có những hiểu biết về đất nước Hà Lan.Có người thân sinh sống tại đây để định cư đoàn tụ cùng gia đình. Góp phần đưa xã hội đất nước phát triển hơn.
3. Hồ sơ xin visa định cư Châu Âu ở Hà Lan:
Nhìn chung những điều kiện để xin định cư Châu Âu ở Hà Lan chủ yếu dựa trên lý do xin định cư và yếu tố có người thân đang định cư tại Hà Lan. Hoặc đã là công dân Hà Lan cũng rất cần thiết để nâng cao cơ hội được định cư Châu Âu dễ dàng.
4. Hồ sơ xin định cư Hà Lan về cơ bản bao gồm các loại thủ tục sau:
– Có hộ chiếu còn thời hạn sử dụng trên 6 tháng;
– Đơn khai xin cấp visa định cư Hà Lan do Đại sứ quán Hà Lan cung cấp;
– Tờ đơn xin làm người bảo lãnh cho thân nhân sang định cư, do bên bảo lãnh thực hiện;
– Ảnh chân dung cỡ hộ chiếu, phông nền trắng, được chụp trong 2 thời gian gần đây;
– Giấy mời nhập cảnh Hà Lan do bên Cơ quan di trú Hà Lan cấp cho đương đơn;
– Giấy khám sức khỏe, không mắc các căn bệnh truyền nhiễm, sức khỏe tốt, đảm bảo để có thể định cư, sinh sống và làm việc tại Hà Lan;
– Hồ chứng minh năng lực tài chính của cả 2 bên người bảo lãnh và người xin định cư. Đảm bảo có đủ khả năng để sinh sống và làm việc lâu dài;
– Xác minh chỗ ở sẽ đến sinh sống khi sang Hà Lan. có thể là nhà của người bảo lãnh hoặc nhà mới, nhà thuê…
Xem thêm: